Học phần Lý thuyết Mô hình toán kinh tế 1

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC     LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY

1. TÊN HỌC PHẦN
Tiếng Việt: LÝ THUYẾT MÔ HÌNH TOÁN KINH TẾ 1
Tiếng Anh: Mathematical Economic Modeling 1
Mã học phần:  TOTT1105
Số tín chỉ: 3

2. BỘ MÔN PHỤ TRÁCH GIẢNG DẠY: Toán Kinh tế

3. ĐIỀU KIỆN HỌC TRƯỚC: Toán cao cấp 2, Kinh tế vi mô 1, Kinh tế vĩ mô 1, Lý thuyết tài chính tiền tệ.

4. MÔ TẢ HỌC PHẦN:

Phương pháp mô hình hóa toán học đã được sử dụng  rất rộng rãi trong lý thuyết và chính sách kinh tế. Phương pháp này là sự cố gắng tổng hợp các phương pháp phân tích kinh tế. Kinh tế học thực chứng lấy những dữ kiện quan sát trong đời sống kinh tế  làm đối tượng giaỉ  thích bằng những lý thuyết khác nhau. Trong khung cảnh hiện đại, các liên hệ kinh tế luôn biến động, phức tạp, chồng chéo. Phương pháp mô hình, sử dụng diễn đạt toán hoc, giúp cho việc thể hiện các liên hệ kinh tế đó trong một tương quan sống động. Trên căn bản của các mô hình đó, chúng ta thực hiện việc xây dựng các kịch bản, phân tích các tình huống, với những lợi thế của suy luận toán học, từ đó, dự kiến về chính sách. Sử dụng các số liệu thực nghiệm chúng ta ước lượng các tham số của câc mô hình đó. Trong kinh tế quản lý (quản trị) chúng ta sử dụng các tham số đã được ước lượng, tìm lời giải bằng số của mô hình ( tói ưu, cân bằng), từ đó, lấy làm căn cứ cho việc lựa chọn quyết định .

5. MỤC TIÊU HỌC PHẦN:

Bước đầu trang bị kiến thức về mô hình hóa, kỹ năng xây dựng và các kỹ thuật phân tích các vấn đề kinh tế thông qua việc sử dụng mô hình toán kinh tế.
Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản của kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô bằng công cụ mô hình toán kinh tế, giúp người học có trình độ có thể tiếp thu các tri thức hiện đại trong kinh tế học.
Tạo tiền đề cơ sở cho việc xây dựng các mô hình Kinh tế lượng, phân tích số liệu và chuẩn bị kiến thức cho các cấp học cao hơn

6. NỘI DUNG HỌC PHẦN:

PHÂN BỐ THỜI GIAN

STT Nội dung Tổng số
tiết
Trong đó Ghi chú
Lý thuyết Bài tập,
thảo luận,
kiểm tra
 
1
2
Chương 1
Chương 2
20
25
15
20
5
5
 
  Cộng 45 35 10  

CHƯƠNG 1 – PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HOÁ VÀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG TRONG NGHIÊN CỨU KINH TẾ

Chương 1 giới thiệu những kiến thức cơ bản của việc mô hình hóa trong kinh tế, tổng quan các mô hình toán dạng tổng quát và các phân tích cơ bản. Từ việc tiếp cận nghiên cứu các vấn đề kinh tế bằng phương pháp mô hình, tiếp nối sang các khái niệm về hệ thống và hệ thống hóa trong kinh tế. Các đối tượng của mô hình và hệ thống mô hình cũng như các tính chất được phân tích sơ bộ. Hai phân tích cơ bản được đề cập là phân tích tuyệt đối và phân tích tương đối. Phần cuối nêu tổng quan về phương pháp kiểm tra mô hình.

1.1. Phương pháp mô hình hóa trong nghiên cứu kinh tế
1.1.1. Vai trò của phương pháp mô hình hóa
1.1.2. Mô hình và quá trình mô hình hóa
1.2. Mô hình hóa theo phương pháp phân tích hệ thống
1.2.1. Cơ sở phương pháp luận
1.2.2. Mô hình hóa hệ thống
1.2.3. Hệ thống kinh tế thị trường
1.3. Phân tích và kiểm tra mô hình
1.3.1. Phân tích mô hình
1.3.2. Kiểm tra mô hình

Tài liệu tham khảo của chương:
1 – Nguyễn Khắc Minh, 1995, Mô hình toán kinh tế, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Chương 1.
2 – Nguyễn Văn Quỳ, 1999, Mô hình kinh tế, NXB Giảo dục, Chương 1.
3 – Hoàng Tụy, Phân tích hệ thống và ứng dụng.
4 – Chiang A.C,  2006, Fundamental Methods of  Mathematical Economics, 4th edition, McGraw-Hill, Chapter 1.

CHƯƠNG 2 – MÔ HÌNH TỐI ƯU (TĨNH) TRONG KINH TẾ

Chương hai đi vào lớp mô hình tối ưu tĩnh trong kinh tế. Mục đầu nghiên cứu phương pháp mô hình hóa hành vi của các tác nhân, ở tầm mức vi mô. Các khái niệm và hành vi trong kinh tế học được mô hình hóa bằng các công cụ toán học, thông qua khái niệm về quan hệ thứ tự ưa thích, đưa đến các bất phương trình, phương trình, các biến số, tham số. Hai lớp mô hình cơ bản là phân tích hành vi tiêu dùng hộ gia đình và phân tích hành vi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được phân tích kĩ, trên cơ sở của hệ gồm nhiều biến số, không gian nhiều chiều và các lớp hàm tổng quát. Một số ví dụ trong trường hợp hai chiều và các hàm kinh tế cơ bản được phân tích kĩ.

2.1. Đại cương về hành vi tối ưu và mô hình
2.1.1. Sự lựa chọn của tác nhân kinh tế
2.1.2. Phân tích mô hình
2.2. Mô hình phân tích hành vi tiêu dùng
2.2.1. Sự lựa chọn của người tiêu dùng
2.2.2. Các mô hình hành vi tối ưu
2.2.3. Phân tích mô hình
2.3. Mô hình phân tích hành vi sản xuất kinh doanh
2.3.1. Công nghệ và hàm sản xuất
2.3.2. Phân tích chi phí
2.3.3. Mô hình hành vi của doanh nghiệp

Tài liệu tham khảo của chương:
1 – Nguyễn Khắc Minh, 1995, Mô hình toán kinh tế, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Chương 2, 3.
2 – Nguyễn Văn Quỳ, 1999, Mô hình kinh tế, NXB Giảo dục, Chương 2.
3 – Hoàng Tụy, Phân tích hệ thống và ứng dụng.
4 – Chiang A.C,  2006, Fundamental Methods of  Mathematical Economics, 4th edition, McGraw-Hill.

7. GIÁO TRÌNH:

Hoàng Đình Tuấn, 2006, Lý thuyết mô hình toán kinh tế.  NXB Khoa học và Kỹ thuật

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 – Nguyễn Văn Quỳ, 1999, Mô hình kinh tế – NXB GD, Hà nội
2 – Nguyễn Khắc Minh, 1995, Mô hình toán kinh tế, NXB ĐH Kinh tế quốc dân
3 – Chiang A.C, 2006, Fundamental Methods of Mathematical Economics, 4th edition, McGraw-Hill.
4 – Chris Birchenhall, Paul Grout, 1984, Mathematics for Modern Economics, Philip Allan.
5 – H. R. Varian, 1992, Microeconomic Analysis, Norton & Company, Inc, New York.
6 – Geoffrey Jehle, 1990, Advanced Microeconomics Theory, Prentice Hall.
7 – A.Stevenson, M.Gregory, 1990, Macroeconomic Theory and Stabilization Policy, Philip Allan  Book.

9. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN
– Thang điểm:   10
– Cơ cấu điểm:
+ Điểm đánh giá của giảng viên:             10%
+ Điểm bài kiểm tra:                 20%
+ Điểm thi học phần:                 70%
– Điều kiện dự thi học phần:
+ Phải tham dự ít nhất 80% số tiết học trên lớp
+ Phải có bài kiểm tra