Học phần Lý thuyết xác suất và thống kê toán 2

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC
LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY

1. TÊN HỌC PHẦN:

Tiếng Việt: LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ TOÁN 2
Tiếng Anh:  Probability and Mathematical Statistics 2
Mã học phần:  TOKT1133               .
Tổng số tín chỉ: 2

2. BỘ MÔN PHỤ TRÁCH GIẢNG DẠY: Toán kinh tế

3. ĐIỀU KIỆN HỌC TRƯỚC: Toán cao cấp 2, Lý thuyết xác suất và thống kê toán 1, Tin học đại cương

4. MÔ TẢ HỌC PHẦN:

Học phần này là phần tiếp theo của học phần Lý thuyết xác suất và thống kê toán 1. Học phần bao gồm các kiến thức và kỹ năng nâng cao về thống kê toán với các ứng dụng thực tế, cụ thể. Học phần này bao gồm 3 chương:
       – Kiểm định phi tham số
       – Phân tích phương sai
       – Phân tích tương quan

5. MỤC TIÊU HỌC PHẦN:

Đây là học phần dành cho các ngành kinh tế và quản trị kinh doanh cũng như những người cần một số kỹ thuật phân tích thống kê với hàm lượng kiến thức toán học tối thiểu.
Học phần giới thiệu một số nội dung ứng dụng thực tế của thống kê với mục tiêu phân tích sâu hơn các quan hệ kinh tế xã hội từ dữ liệu thực tế.
Trong học phần, cơ sở lý thuyết chỉ được nêu mà không có các chứng minh đầy đủ (các chứng minh này có thể tìm ở các tài liệu tham khảo)
Các kỹ năng phân tích cũng được xem là mục tiêu chính của học phần này.

6. NỘI DUNG HỌC PHẦN:

PHÂN BỐ THỜI GIAN

STT Nội dung Tổng sốtiết Trong đó Ghi chú
Lý thuyết Bài tập, thảo luận, kiểm tra  
12

3

4

Chương 1Chương 2

Chương 3

Kiểm tra

910

10

1

56

6

0

44

4

1

Sinh viên cần thực hành trên máy tính 9  tiết
  Cộng 30 17 13  

CHƯƠNG I – KIỂM ĐỊNH PHI THAM SỐ

Chương này bổ sung một số mô hình kiểm định mà trong phần 1 của môn học chỉ xem xét với các biến địng lượng là chính. Các kiểm định phi tham số góp phần giải quyết những vấn đề cơ sở của các bài toán kiểm định giả thuyết về các tham số đã nêu ở phần 1. Ngoài ra các kiểm định với các biến định tính cũng được xem xét trên cơ sở các kiểm định hạng. Nội dung đầy đủ hơn (cả cơ sở lý thuyết và kỹ năng) có thể tìm ở các tài liệu giảng dạy cho các chuyên ngành Toán kinh tế.

1.1. Kiểm định Khi bình phương
          1.1.1. Kiểm định sự phù hợp của qui luật thực nghiệm
          1.1.2. Kiểm định tính độc lập của hai dấu hiệu
          1.1.3  Kiểm định dấu (sign test)
1.2. Các kiểm định phân phối chuẩn
          2.1.1. Tiêu chuẩn Kolmogorov
          2.1.2.     Tiêu chuẩn Jacque- Bera
1.3. Các kiểm định trên cơ sở tương quan hạng
          1.3.1. Hạng và các cách tính hạng
          1.3.2. Kiểm định Wilcoxon
          1.3.3. Kiểm định tương quan hạng Spearman
          1.3.4. Kiểm định Mann-Whitney
1.4. Kỹ thuật kiểm định trên Excel, Winstata và SPSS

Tài liệu tham khảo của chương:
1- Ngô Văn Thứ, 2005, Thống kê thực hành, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà nội, Chương 5.
2 – Nguyễn Cao Văn, Trần Thái Ninh, Ngô Văn Thứ , 2011, Giáo trình lý thuyết xác suất và thống kê toán, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Chương 10
3 – Hill, T. & Lewicki, P, 2007, STATISTICS: Methods and Applications. StatSoft, Tulsa.
WEB: http://www.statsoft.com/textbook/stathome.html.

CHƯƠNG 2 – PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI

Phân tích phương sai với nội dung cơ sở là so sánh các trung bình của các biến ngẫu nhiên đang ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong phân tích kinh tế xã hội và phân tích chính sách. Chương này trình bày các mô hình phân tích phương sai với cách tiếp cận tổng quát. Với các mô hình cụ thể ngoài việc trình bày mô hình với các biểu diễn toán học trong phân tích kỹ thuật phân tích cụ thể được trình bày theo cách hướng dẫn thực hành. Các công cụ phần mềm được sử dụng ở mức tối thiểu.

2.1.  Mô hình phân tích phương sai
          2.1.1. Bài toán phân tích phương sai, các khái niệm
          2.1.2. Mô hình toán học
          2.1.3. Phương pháp phân tích
2.2. Phân tích phương sai một nhân tố
          2.2.1. Mô hình toán học
          2.2.2. Kỹ thuật phân tích và các kiểm định
          2.2.3. Các thí dụ thực nghiệm
2.3. So sánh cặp
          2.3.1. Bài toán so sánh trung bình của hai nhóm theo nhân tố phân tích
          2.3.2. Các tiêu chuẩn kiểm định
          2.3.3. Các thí dụ thực nghiệm
2.4. Phân tích phương sai nhiều nhân tố
          2.4.1. Mô hình phân tích phương sai 2 nhân tố
          2.4.2. Phân tích phương sai hai nhân tố tác động riêng rẽ
          2.4.3. Phân tích phương sai hai nhân tố tác động đồng thời
2.5. Kỹ thuật phân tích phương sai trên Excel, Winstata và SPSS

Tài liệu tham khảo của chương
1- Ngô Văn Thứ, 2005, Thống kê thực hành, NXB Khoa học và Kỹ thuật HN, Chương 4.
2 – Nguyễn Cao Văn, Trần Thái Ninh, Ngô Văn Thứ , 2011, Giáo trình lý thuyết xác suất và thống kê toán, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Chương 8, 9.
3- Nguyễn Quang Dong, 2007, Kinh tế lượng, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà nội, Chương 5.
4– Hill, T. & Lewicki, P., 2007, STATISTICS: Methods and Applications. StatSoft, Tulsa.
WEB: http://www.statsoft.com/textbook/stathome.html.

CHƯƠNG 3 – PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN

Phân tích tương quan tuyến tính bổ sung những kỹ thuật ước lượng khoản tin cậy, kiểm định các giả thuyết đối với các hệ số tương quan từ ước lượng của hệ số tuơng quan mẫu. Chương này cùng đề cập đến một nội dung mới có nhiều ứng dụng trong phân tích các quan hệ, tác động của nhiều yếu tố đến một biến nghiên cứu. Nọi dung chương cuĩng là sự mở đầu cho việc nghiên cứu ứng dụng các phương pháp phân tích sâu hơn các quan hệ dựa trên các quan hệ tuyến tính có điều kiện.

3.1. Phân tích tương quan hai biến ngẫu nhiên
          3.1.1 Hệ số tương quan tuyến tính của hai biến và hệ số tương quan mẫu
          3.1.2. Kiểm định giả thuyết về hệ số tương quan
          3.1.3. Ước lượng hệ số tương quan
3.2. Phân tích tương quan nhiều biến ngẫu nhiên – Hệ số tương quan riêng phần
          3.2.1. Hệ số tương quan riêng phần
          3.2.2. Cách tính hệ số tương quan riêng phần với mẫu ngẫu nhiên
          3.2.3. Kiểm định giả thuyết về hệ số tương quan riêng phần
          3.2.4. Kiểm định giả thuyết về quan hệ của hệ số tương quan riêng phần và hệ số tương quan
3.3. Sử dụng Excel, Winstata và SPSS  cho phân tích tương quan

Tài liệu tham khảo của chương:
1- Ngô Văn Thứ, 2005, Thống kê thực hành, NXB Khoa học và Kỹ thuật HN, Chương 6, 8, 9.
2 – Nguyễn Cao Văn, Trần Thái Ninh, Ngô Văn Thứ , 2011, Giáo trình lý thuyết xác suất và thống kê toán, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Chương 8, 9, 12.
3 – Nguyễn Quang Dong, 2007, Kinh tế lượng, NXB Khoa học và Kỹ thuật HN, Chương 2.
4 – Hill, T. & Lewicki, P., 2007, STATISTICS: Methods and Applications. StatSoft, Tulsa.
WEB: http://www.statsoft.com/textbook/stathome.html.

7. GIÁO TRÌNH:

Ngô Văn Thứ, 2005, Thống kê thực hành, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà nội,

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1-  Nguyễn Cao Văn, Trần Thái Ninh, Ngô Văn Thứ , 2011, Giáo trình lý thuyết xác suất và thống kê toán, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Chương 8, 9, 12
2 – Nguyễn Quang Dong, 2007, Kinh tế lượng, NXB Khoa học và Kỹ thuật HN, Chương 2.
3 – Hill, T. & Lewicki, P., 2007, STATISTICS: Methods and Applications. StatSoft, Tulsa.
WEB: http://www.statsoft.com/textbook/stathome.html.

9. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN
– Thang điểm:             10
– Cơ cấu điểm:          
+ Thực hành:                         20%
+ Điểm bài kiểm tra:                         20%
+ Điểm thi học phần:                        60%
– Điều kiện dự thi học phần:
+ Phải tham dự ít nhất 80% số tiết học trên lớp