NCS Lâm Văn Sơn bảo vệ luận án Tiến sỹ (19.9.2021)

Vào hồi 16h ngày 19.09.2021, NCS Lâm Văn Sơn – chuyên ngành Toán kinh tế đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sỹ.

Nghiên cứu sinh: Lâm Văn Sơn

Mã NCS: NCS35.06B2TKT.

Hình thức bảo vệ: Online, NCS, các thành viên HĐ và người quan tâm tham dự tại nhà thông qua link MS Team.

Đề tài luận án: Sử dụng cách tiếp cận đối ngẫu dự báo cầu lao động của ngành chế biến thực phẩm: Tiếp cận từ phía doanh nghiệp

Người hướng dẫn: TS. Cao Xuân Hòa, PGS.TS. Từ Thúy Anh

Hội đồng

  • Chủ tịch: GS.TS Trần Thọ Đạt (ĐH Kinh tế Quốc dân)
  • Thư ký: TS. Nguyễn Thị Cẩm Vân (ĐH. Kinh tế Quốc dân)
  • Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Khắc Minh (ĐH. Thăng Long)
  • Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương)
  • Phản biện 3: PTS. Trần Trọng Nguyên (Học viện Chính sách và Phát triển)
  • Ủy viên: TS. Hồ Đình Bảo (ĐH. Kinh tế Quốc dân)
  • Ủy viên: TS. Vương Thị Thảo Bình (ĐH Ngoại thương)

Những đóng góp mới của luận án

Phân tích và dự báo cầu lao động có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị, lập kế hoạch về nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay cách tiếp cận để ước lượng mô hình phù hợp với số liệu thực tiễn ở Việt Nam còn hạn chế. Do vậy, nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận đối ngẫu và sử dụng số liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm của TCTK để xây dựng mô hình và ước lượng mô hình cầu lao động cho các doanh nghiệp thuộc ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam bằng phương pháp mô men tổng quát GMM và hồi quy không gian. Kết quả của nghiên cứu đã có một số đóng góp như sau:

1. Những đóng góp về lý luận

  • Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận đối ngẫu thông qua cực tiểu chi phí đã giải quyết được vấn đề không có giá đầu ra trong bải toán cực đại lợi nhuận để đưa ra mô hình cầu lao động trong doanh nghiệp.
  • Phương pháp ước lượng mô hình mô men tổng quát GMM và mô hình hồi quy không gian Durbin với các biến trễ để khắc phục vấn đề nội sinh cũng như giải thích ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp của các yếu tố đến cầu lao động.
  • Phương pháp dự báo dựa vào mô hình cầu lao động theo cách tiếp cận đối ngẫu và khác với các dự báo trước đây, báo cáo này sử dụng giá trị dự báo sai số trong quá khứ để cải thiện độ chính xác của dự báo.

2. Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ các kết quả nghiên cứu

  • Kết quả ước lượng mô hình cho thấy việc sử dụng lao động trong doanh nghiệp có quán tính, nghĩa là việc quyết định sử dụng lao động năm sau phụ thuộc vào số lao động đang sử dụng năm hiện tại, khác so với các nghiên cứu trước kia khi không xem xét biến trễ về lao động.
  • Giá của vốn và cầu lao động trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có quan hệ cùng chiều, nghĩa là khi giá của vốn tăng thì cầu lao động ngành này sẽ tăng.
  • Cầu lao động trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm không chỉ chịu tác động trực tiếp từ nội tại các doanh nghiệp trong cùng tỉnh mà còn chịu tác động gián tiếp từ các tỉnh lân cận như chi phí lao động, giá của vốn, thay đổi công nghệ hay sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

Một số hình ảnh